Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

// // Leave a Comment

Bò tơ Củ Chi hương vị đầm đà của quê hương

Ông bà ta có câu "Học ăn, Học nói, Học gói, Học mở". chuyện “ Học ăn” nghe có vẻ như hơi lạ vì “ ăn” thì cần gì phải học. thật ra “ học ăn” không phải bỗng dưng được xếp ở đầu tiên mà nó thực ra rất quan trọng. theo như văn hóa Việt Nam ta thì “ ăn trông nồi, ngồi trông hướng” hay ăn sao để lịch sự và nhã nhặn nhất. thời đại ngày nay tuy phát triển, nhưng văn hóa ẩm thực Việt vẫn còn mãi và  được nâng lên theo một tầm mới. đó là “học ăn” như đúng nghĩa đen của nó, học về ẩm thực để có một sức khỏe tốt, được trở về với nguồn cội và để có “ miếng ngon nhớ lâu”  thì phải biết lựa chọn thực phẩm ngon. Đó là tiêu chí của chúng tôi- bò tơ Củ Chi.


Dựa vào lợi thế là vùng ven ngoại ô của thành phố, đất rộng, đồng cỏ nhiều, và có nhiều lò mổ bò nhất vì vậy Củ Chi là điểm đến đầu tiên khi nhắc đến bò tơ. Bò được thả nuôi theo đàn một cách tự nhiên, sau đó những con bê khoảng từ 5 tháng tuổi nặng từ 50 kg đến 60 kg sẽ được chọn ra để lấy thịt. Đây là những thông số chuẩn và cần phải chính xác mới cho ra được những miếng thịt bò tươi ngon, đầy dinh dưỡng, đúng chất bò tơ.

Nhắc đến ẩm thực củ chi thì phải có món bò, mà nhắc đến bò thì luôn có câu bò 7 món. Bò 7 món truyền thống gồm có bò nhúng giấm, chả đùm, bò cuốn mỡ chài, bò lá lốt, bò sa tế, bò bít tết và cháo dựng bò.


Dạo một vòng quanh các quán ăn đặc sản bò thì không thể bỏ qua bò nướng vỉ, bò lụi, thịt bò tơ Củ Chi luộc chấm bánh tráng cuốn rau sống, bò tái chanh, gỏi bò…


Thịt bò tơ ngon phải dùng trong ngày, bò từ lò mổ  mang ra với màu sắc đặc trưng của bò tơ với độ tươi của từng thớ thịt. Thịt bò tơ có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, thịt có những thớ mềm dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon đặc trưng. Vì vậy bạn không cần phải khéo tay hay cần quá nhiều gia vị mà vẫn có những món ngon được chế biến từ bò.
“Học ăn” cũng rất quan trọng đấy chứ. Nó không những là vì sức khỏe và nhu cầu của mỗi cá nhân mà đó cũng là nét văn hóa cần được bảo tồn theo thời gian, để khi người ta nhắc đến Việt Nam thì sẽ không chỉ nhớ đến tà áo dài thơ mộng mà còn  nhớ tới các vùng miền với những nét đặc sắc riêng và ẩm thực không thể trộn lẫn của mỗi vùng. Củ Chi cũng vậy, đã nhắc tới ẩm thực ngon và hấp dẫn không thể thiếu món bò tơ Củ Chi trong thực đơn ẩm thực của bạn.
Tác giả: Cửa hàng thực phẩm Đất Thép

Cửa Hàng Thực Phẩm Đất Thép
Trụ sở: 66 Nguyễn Đình Chiểu, P.3, Q.Phú Nhuận
Hotline: 0938119068 - 0909989892
Email: thucphamdatthep@gmail.com

Read More

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

// // 1 comment

Xoài xanh nấu thịt bò làm như thế nào - Cách nấu xoài xanh với thịt bò


xoài xanh nấu thịt bò
 
Nguyên liệu:  - 1 trái xoài xanh (xoài chọn quả hơi non, thân dài, ấn nhẹ thấy tươi cứng), 150gr thịt bò, 2 trái cà chua, 2 tép tỏi bằm nhỏ, 1 mớ rau răm.
 - Gia vị gồm: dầu ăn, hạt nêm, đường, tiêu.
Cách làm:
 - Thịt bò xắt miếng mỏng, ướp với ½ thìa cà phê hạt nêm, ½ tỏi băm tỏi khoảng 5 phút. Xoài gọt vỏ, xắt sợi to. Cà chua rửa sạch, bổ miếng cau. Rau răm rửa sạch thái nhỏ.
>> Tham khảo thêm cách nấu các  món ngon Việt Nam, món ngon mỗi ngày, món ngon dễ làm
Bắc xoong lên bếp, cho một muỗng súp dầu ăn phi thơm tỏi, cho thịt bò, cà chua vào xào tái, xúc ra tô. Nêm nước lạnh vừa đủ ăn cho cả nhà, đun sôi. Khi nước vừa sôi thì cho xoài vào, đun khoảng 2 phút cho nước sôi trở lại cho tiếp thịt bò vào. Một phút sau cho rau răm thái nhỏ, múc canh ra tô, rắc tiêu và thưởng thức.
Read More
// // Leave a Comment

Phương pháp chế biến thịt bò áp chảo cuộn dưa leo

Nguyên liệu:
  • 300g thịt bò
  • 400g dưa leo
  • 300g rau xà lách
  • 100g cà chua
  • 1 thìa cà phê hạt nêm,
  •  1 thìa cà phê tỏi băm,
  • 1 thìa cà phê nước mắm,
  • 1 thìa cà phê tiêu xay,
  • 1 thìa súp dầu ăn
Bò áp chảo cuộn dưa leo ngon khó cưỡng, Ẩm thực, am thuc, bo ap chao, mon cuon, dua leo, mon ngon, mon ngon de lam, bao
Cách làm:
  1. Thịt bò rửa sạch, xắt lát mỏng, dài khoảng 4cm, rộng 3cm. Ướp thịt với hạt nêm, tỏi, nước mắm, tiêu, để thấm 15 phút.
  2. Dưa leo để vỏ rửa sạch, xắt khúc khoảng 4cm, sau đó chẻ làm 4, lạng bỏ ruột.
  3. Cà chua rửa sạch, xắt lát mỏng.
  4. Rau xà lách cắt gốc, rửa sạch, để ráo.
  5. Trải thịt bò lên mặt phẳng sạch, cho dưa leo vào giữa, cuộn chặt lại, dùng tăm giữ chặt. Làm lần lượt cho đến hết.
  6. Làm nóng dầu, cho bò cuốn dưa leo vào chiên áp chảo, thấy thịt cháy sém, chín đều là được. Chiên lần lượt cho đến hết.
  7. Cho thịt bò cuốn dưa leo ra đĩa, ăn kèm với rau xà lách, cà chua.
Read More

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

// // Leave a Comment

CHÁO DỰNG BÒ


“Dựng” bò là cách người dân (chủ yếu là miền Nam) gọi phần từ  con bò trở xuống, bao gồm xương, móng và cù ngẳng – phần xương  da, nhiều gân, ít thịt ở các khớp nối của xương chân. Thường những chỗ này  gân mà lại ít mỡ, ăn sừng sựt, rất thích hợp cho mấy ông nhậu lai rai, hoặc thích hợp cho những ai thích gặm xương như tui :)

Cháo dựng bò có mùi đặc trưng của da bò thui, có cái bùi béo của đậu xanh nấu nát, có mùi nặng nặng của xương bò hầm, có cái bùi ngọt của củ khoai mì. Húp vào một bát tận ruột gan.

Món này nấu rất mất công, nên đã nấu thì phải nấu một nồi lớn mới bõ, anh  quây quần lai rai với nhau. Công thức của tui là cho cả tiểu đội đó :) bà con nếu thích nấu ít thì giảm 1 nửa  hén.

Nguyên liệu: nấu cho 10 người ăn
- 2kg xương, dựng bò
- 1 lon gạo (khoảng 250g)
- 1 lon đậu xanh nguyên vỏ (khoảng 300g)
- 2 kg khoai mì
- 6 lít nước
- Gia vị: 1 ít nghệ tươi giã nhỏ lấy nước, 5 tsp muối, 2 tsp đường (đơn giản không???)

Cách làm:

1. Khoai mì: 
- Nếu biết trước, nên chuẩn bị khoai mì bằng cách lột vỏ, ngâm nước qua đêm để xả chất độc của khoai mì. Cắt khoanh vừa ăn. 
- Còn nếu gấp, thì lột vỏ khoai mì, rửa qua nước, cắt khoanh vừa ăn đem luộc cho chín trước.

2. Xương, dựng bò rửa sạch, đem thui cho khen khét lớp da / xương. Rửa lại. Cho vào nồi cùng 6 lít nước, hầm nấu từ 1-1,5 tiếng tính từ lúc nước sôi. Thỉnh thoảng vớt bọt nếu muốn. Còn nếu muốn hầm cho nhanh thì cho 1 trái đu đủ xanh/hường hường cắt miếng vừa ăn vào hầm chung.
(Note: Chỗ này nếu ai đang hầm nồi nước dùng cho phở theo dạng không bỏ gừng, hành hầm chung trước thì tốt quá, một công đôi chuyện :up và cũng có thể nấu cho ít người ăn)

3. Gạo và đậu xanh để nguyên vỏ, vo sạch. Sau 1-1,5 tiếng hầm xương thì cho gạo, đậu xanh, khoai mì vào. 

4. Nấu tiếp từ 2-3 tiếng nữa cho đến khi cháo nát nhừ không còn thấy hạt gạo nữa mà giống như nước sệt là được. Nhớ thỉnh thoảng phải khuấy / đẩy sát  để tránh cháo thường đọng dưới đáy (do nhựa của gạo) lâu thành khét đáy.

5. Nêm nghệ, đường và muối, múc ra tô ăn nóng. Nếu thích có thể cho thêm nấm rơm, nhưng nhớ phải nấu nấm 10 phút trở lên mới ăn được nhé
Read More
// // Leave a Comment

Các làm bò nhúng dấm ngon

Được cùng cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức món lẩu thật là tuyệt. Chế biến mon ngonnày vào dịp tết dương lịch nhé.
Tết Dương ấm cúng với món bò nhúng dấm

Nguyên liệu làm món bò nhúng dấm: 4 người ăn

- Thịt bắp bò: 400-500 gr
- Nước dừa tươi: 2 quả
- Dứa chín: 1 quả
- Cà rốt: 1 củ
- Dưa chuột: 1 quả
- Chuối xanh: 1 quả
- Dừa nạo: 100 gr
- Sả: 2 củ
- Mắm nêm, dấm trắng
- Bún, bánh tráng
- Giá, xà lách, rau thơm, rau mùi, kinh giới
Tết Dương ấm cúng với món bò nhúng dấm

Cách làm món bò nhúng dấm:


Bước 1: Sả các bạn đem đập dập để thả vào nước dùng cho thơm.
Tết Dương ấm cúng với món bò nhúng dấm
Bước 2: Nạo cùi dừa thành những lát mỏng.
Tết Dương ấm cúng với món bò nhúng dấm
Bước 3: Dưa chuột, cà rốt nạo vỏ rồi thái lát mỏng hoặc xắt thành những thanh nhỏ, dài.
Tết Dương ấm cúng với món bò nhúng dấm
Bước 4: Chuối xanh các bạn tước bỏ vỏ và cũng xắt như dưa chuột, cà rốt. Có điều sau khi xắt chuối cần ngâm ngay vào 1 bát nước có pha dấm để chuối không bị thâm.
Tết Dương ấm cúng với món bò nhúng dấm
Bước 5: Dứa các bạn chia làm 3 phần, 1 phần xắt dài dùng để cuốn, 1 phần thái lát để thả vào nước dùng, 1 phần băm nhỏ để pha với mắm nêm.
Tết Dương ấm cúng với món bò nhúng dấm
Bước 6: Đổ nước dừa tươi vào nồi, thả sả và dứa vào đun sôi khoảng 10 phút để lấy mùi thơm. Vì nước dừa tươi và dứa chín đã có độ ngọt rồi nên các bạn không cần cho thêm đường, chỉ cần nêm hạt nêm cùng với một chút giấm tạo vị chua nhẹ cho nước dùng là được.
Tết Dương ấm cúng với món bò nhúng dấm
Bước 7: Rau sống sau khi nhặt rửa sạch, các bạn nên ngâm với nước muối khoa loãng khoảng 10 phút rồi mới vớt ra vẩy ráo nhé. Pha mắm nêm với dứa băm nhỏ và vài lát ớt. Bày tất cả các nguyên liệu của món bò nhúng dấm ra đĩa. Khi ăn, đặt nồi nước dùng lên bếp, đun sôi rồi nhúng thịt bò vừa chín tới. Dùng bánh tráng cuốn rau sống, chuối, dứa, dưa chuột, bún với thịt bò vừa nhúng, chấm mắm nêm và thưởng thức.

Thịt bò sẽ trở nên mềm và ngọt hơn sau khi chế biến và món ăn này rất thích hợp cho những bữa nhậu tụ tập bạn bè hoặc quây quần với gia đình. Mấy ngày nghỉ Tết dương lịch này chính là dịp để các bạn trổ tài nội trợ đấy.
Tết Dương ấm cúng với món bò nhúng dấm
Chúc các bạn thành công với món bò nhúng giấm!
Read More
// // Leave a Comment

5 biến tấu món ngon từ thịt bò

Bò nướng ngói, bò lá lốt hay bò tái chanh... đều là những món ăn chơi ngon miệng được nhiều người ưa thích.

1. Bò nướng ngói
bo-nuong-ngoi-1378272821.jpg
Có nguồn gốc từ miền Tây, bò nướng ngói là món ăn được nhiều du khách ưa thích trong khu ẩm thực ở chợ đêm Bến Thành. Bò nướng ngói được chế biến khá đơn giản với phần thịt bò phi lê được ướp thấm gia vị. Thay vì nướng trên vỉ, người dân miền Tây Nam bộ đã sử dụng những miếng ngói mỏng đặt lên bếp than hồng, khi miếng ngói nóng lên, người ta sẽ thoa một lớp dầu trước khi cho thịt bò lên nướng. Bò được làm chín bằng sức nóng nên không bị cháy và vẫn giữ được vị ngọt thịt thơm ngon.
Thịt bò nướng ngói được cuốn bánh tráng với bún tươi cùng các loại rau sống như xà lách, tía tô, diếp cá, húng thơm, húng quế....cùng chén mắm nêm đậm đà cay xé lưỡi.
Địa chỉ: Khu ẩm thực chợ đêm Bến Thành (quận 1).
2. Bò nướng đá
bo-nuong-da-1378272821.jpg
Nếu bò nướng ngói là một đặc sản của miền Tây Nam bộ thì bò nướng đá là món ăn đặc sắc của ẩm thực rừng núi Tây Nguyên. Cách chế biến món ăn gần giống bò nướng ngói nhưng được thay thế bằng những phiến đá có sẵn ở vùng đất này. Bò được sử dụng là loại bò thịt ở Tây Nguyên, được nuôi tự nhiên ngoài đồng cỏ nên cho thịt săn chắc, mềm, có vị ngọt nhẹ rất ngon. Thịt bò được ướp với các gia vị như ngũ vị hương, muối, một ít đường, hành tím, tỏi, sả băm và vừng... rồi nướng chín.
Bò nướng đá thường làm món lai rai bên ché rượu cần hoặc cuốn bánh tráng như cách thưởng thức của người miền Tây. Ở Sài Gòn, bạn có thể ghé quán Ẩm Thực Tây Nguyên - khu du lịch Bình Quới, Thanh Đa (quận Bình Thạnh).
3. Bò tái chanh
bo-tai-chanh-1378272821.jpg
Bò tái chanh dễ chế biến, thịt bò chín mềm, có vị chua thanh nhẹ lạ miệng. Bạn có thể thưởng thức món ăn này bằng cách cuốn bánh tráng, ăn kèm cơm nóng hay làm món lai rai đều thích hợp. Điều kiện để có món ăn này ngon là thịt bò phải tươi, mềm. Thịt bò được thái thành từng lát mỏng, vắt hết máu đỏ ở thịt, ướp với ít gia vị rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Các loại rau ăn kèm như hành tây, được thái nhỏ, chần sơ qua nước sôi. Ngò tàu rửa sạch thái khúc, đậu phụng giã nhuyễn, chuối chát gọt vỏ, khế chua rửa sạch thái lát mỏng. Khi ăn bạn vắt chanh lên thịt bò, trộn đều để bò chín tái (nếu không thích tái, bạn có thể chần sơ thịt bò qua nước sôi trước khi trộn với chanh). Dọn ra đĩa và ăn kèm với các loại rau...
Địa chỉ: quán bò 7 món - 490 An Dương Vương (quận 5); quán Anh Ba - 1 Phan Xích Long, phường 2 (quận Phú Nhuận).
4. Bò cuốn lá lốt
bo-la-lot-1-1378272821.jpg
Có thể nói đây là món ăn vặt bình dân và phổ biến nhất trong các ăn được chế biến từ thịt bò. Ở Sài Gòn, bò lá lốt được bán rất nhiều và hình thành những địa chỉ nối tiếng như khu Tôn Đức Thắng (quận 1); khu Võ Văn Tần (quận 3); khu Phan Xích Long (quận Phú Nhuận); khu Hoàng Hoa Thám (quận Phú Nhuận)... Nếu có dịp đi ngang những khu phố này vào lúc chiều tối, bạn sẽ thấy những quán bò lá lốt đông nghẹt khách với hương thơm hấp dẫn đang tỏa ra từ những vỉ nướng.
Nguyên liệu cho món ăn này gồm thịt bò, thịt lợn được băm nhuyễn, cuốn trong lá lốt và nướng trên bếp than hồng. Những cuốn bò lá lốt được nướng chín tới tỏa mùi thơm của thịt bò hòa lẫn trong hương thơm của lá lốt nước tạo thành một hương thơm không thể hấp dẫn hơn. Bò lá lốt được ăn kèm với bún, bánh tráng, các loại rau xà lách, diếp cá, húng quế.. thêm một ít chuối chát, dưa leo, khế thái lát mỏng và dĩ nhiên không thể thiếu chén mắm nêm.
5. Bò bít tết
bo-bit-tet-1378270636.jpg
Bò bít tết là món ăn Tây đã được Việt hóa. Món ăn được người Pháp mang vào Việt Nam từ thế kỷ 18, là một phần thịt bò lớn được nướng cháy cạnh, ăn kèm là nước sốt và salad. Trước đây, bò bít tết chỉ có mặt trong các nhà hàng, quán ăn sang trọng. Ngày nay, món ăn đã trở nên bình dân với sự pha trộn nhiều nguyên liệu hơn. Ngoài phần chính là thịt bò, còn có trứng, pate, khoai tây... Bò bít tết thường được thực khách lựa chọn cho món điểm tâm sáng hoặc món ăn lúc chiều tối.
Địa chỉ: Quán bò Vinaone - 44 Mạc Thị Bưởi (quận 1); 107 Nguyễn Đức Cảnh (quận 7). Bò bít tết Lệ Hồng - 489/27/29 Huỳnh Văn Bánh (quận Phú Nhuận).
Nguồn : http://ngoisao.net
Read More

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

// // Leave a Comment

Thịt bò xào măng tây ngon ngất ngây

Nguyên liệu:
-    Thịt bò: 200gr
-    Măng tây: 200gr
-    Tỏi: vài nhánh
-    Vừng rang chín: 1 nhúm nhỏ
-    Dầu ăn, dầu hào, hạt nêm, dầu mè (vừng)
Thịt bò xào măng tây ngon ngất ngây - 1
Thực hiện:
Bước 1: Măng tây rửa sạch, bẻ thành từng khúc ngắn, bỏ đi phần gốc già. Tỏi lột bỏ vỏ, băm nhỏ.
Thịt bò xào măng tây ngon ngất ngây - 2
Bước 1Thịt bò thái miếng dài nhỏ, ướp cùng một chút dầu mè, hạt nêm, dầu hào và một nửa chỗ tỏi băm.
Thịt bò xào măng tây ngon ngất ngây - 3
Bước 3: Măng tây đem chần qua nước sôi, vớt ra để ráo nước (có thể ngâm vào nước lạnh để giữ màu cho măng).
Thịt bò xào măng tây ngon ngất ngây - 4
Bước 4: Phi thơm chỗ tỏi còn lại, cho thịt bò vào xào.
Thịt bò xào măng tây ngon ngất ngây - 5
Bước 5: Khi thịt bò chín, cho măng tây vào xào qua, (có thể nêm thêm một chút hạt nêm cho vừa miệng) rồi tắt bếp.
Thịt bò xào măng tây ngon ngất ngây - 6
Bước 6: Xúc thịt bò xào măng tây ra đĩa, rắc thêm vừng rồi ăn nóng cùng cơm nhé.
Thịt bò xào măng tây ngon ngất ngây - 7
Thịt bò xào măng tây ngon ngất ngây - 8
Thịt bò xào măng tây ngon ngất ngây - 9
Chúc các bạn ngon miệng!
Thùy Nguyễn
Read More
// // Leave a Comment

3 món ngon từ măng tây

Măng tây là thực phẩm tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tim mạch, hỗ trợ chức năng ruột, tiêu hóa... mà lại rất dễ ăn.
Măng tây là một loại thực phẩm được đánh giá cao trên toàn thế giới. Măng tây chỉ mọc vào một mùa duy nhất trong một năm – mùa xuân. Hiện nay, măng tây được dùng khá phổ biến ở Việt Nam và khắp nơi trên thế giới, không chỉ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao mà nó còn chứa những chất có hoạt tính sinh học và đã được chứng minh là có tác dụng tích cực đến sức khỏe.
Đọt măng tây lại có vị ngọt đặc trưng, có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon như salad măng tây, măng tây xào với thịt bò, gà, tôm, hay các món nướng, hầm, súp... Một loại thức ăn ngon và bổ dưỡng như vậy nên tranh thủ măng tây đang vào mùa, chị em hãy mua về chế biến cho cả nhà nhé!
Măng tây xào ngô nấm
Thử đổi khẩu vị cho cả nhà bằng món măng tây xào kiểu này xem sao nhé.
Nguyên liệu:
- Măng tây
- Ngô ngọt non
- Nấm đông cô tươi (nấm hương)
- Tỏi
- Dầu hào
- Hạt nêm
- Dầu ăn, gia vị, hạt tiêu.
3 món ngon từ măng tây - 1
Cách làm:
- Măng tây rửa sạch, cắt khúc, chừa lại gốc già. Ngô ngọt bóc bỏ vỏ và râu, dùng dao gọt sát cùi chừa lại phần mày ngô, lấy hạt.
- Nấm đông cô đem rửa sạch, ngâm với nước có pha muối, sau đó vớt ra để ráo rồi cắt chân (mũ nấm có thể khía trên bề mặt để tạo thành hình bông hoa, chân nấm chẻ làm 2 hoặc 4).
- Đun sôi một nồi nước nhỏ, cho măng tây và nấm vào chần qua.
- Tỏi lột bỏ vỏ, băm nhỏ. Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, đun nóng dầu ăn thì cho tỏi vào phi thơm.
- Cho ngô vào chảo, thêm một chút nước có pha dầu hào vào xào cho đến khi ngô gần chín thì cho nấm đông cô vào xào cùng.
- Đến khi ngô chín hẳn thì cho măng tây vào xào qua. Thêm chút hạt nêm, gia vị vào đảo đều rồi tắt bếp.
- Xúc măng tây xào ngô nấm ra đĩa, rắc thêm hạt tiêu vào rồi ăn nóng cùng cơm.
Súp măng tây, bắp non
Một bát súp măng tây này sẽ khiến cho bữa cơm gia đình bạn ấm cúng và ngon hơn rất nhiều!
Nguyên liệu:

- Măng tây
- Ngô bao tử
- Gia vị: muối
- Dầu ăn
- Trứng 2- 3 quả
- Nước dùng (nước luộc thịt thì ngon hơn)
- Thịt cua
- Tinh bột ngô
- Hạt tiêu trắng
Chế biến:
- Chuẩn bị nguyên liệu măng tây và ngô non.

- Măng tây, ngô thái miếng vừa ăn.
- Cho dầu ăn vào nồi sau đó cho măng tây, ngô, thịt cua vào cùng, đảo nhanh tay, đổ nước dùng vào và đun sôi.
3 món ngon từ măng tây - 2
- Bỏ gia vị vào nồi, nêm nếm cho vừa ăn.
- Trứng đập đổ từ từ vào nồi và khuấy nhanh tay cho chúng tan ra, hỗn hợp tinh bột ngô hòa tan với ít nước, đổ nhẹ nhàng vào nồi và khuấy đều.
- Đun sôi cho đến khi món ăn hơi sánh.
Múc ra và thưởng thức ngay khi còn nóng. Món này phải ăn nóng mới ngon và nhất là không bị tanh.
Tôm xào măng tây
Tôm xào măng tây có vị giòn mát của các loại rau củ hòa cùng vị ngọt tự nhiên của tôm tạo nên một món ăn lạ miệng và rất đưa cơm.
Nguyên liệu:

- 1 củ cà rốt
- ½ bắp cải thảo
- 1 bó măng tây (cỡ 300g)
- 200g tôm - ở đây mình dùng tôm đông lạnh đã được bóc sẵn, nếu dùng tôm nguyên vỏ bạn mua khoảng 300g tôm về rồi bóc vỏ, bỏ đầu, rút chỉ rồi rửa sạch.
Ít tỏi
- Gia vị: muối, nước mắm, tiêu xay.
3 món ngon từ măng tây - 3
Măng tây xào tôm ngon tuyệt (Ảnh minh họa)
Cách làm:
- Măng tây rửa sạch, cắt khúc dài 6-7cm, chẻ đôi.

- Cải thảo cắt miếng dài 6-7cm.
- Cà rốt cắt xéo, sau đó cắt đôi lại thành miếng dài 6-7cm. Tỏi xắt lát mỏng.

- Làm nóng chảo với chút dầu ăn, cho tỏi vào phi thơm rồi thêm tôm vào xào nhanh tay đến khi tôm chín thì bạn cho ra đĩa, để riêng.
- Dùng chảo đã xào tôm, cho cà rốt vào xào trước, thêm ít nước cho cà rốt mềm và không bị cháy chảo. Sau đó trút măng tây vào xào sơ.

- Cuối cùng bạn cho cải thảo vào, khi cải thảo vừa chín sơ thì cho tôm vào xào chung, nêm nếm với ít muối hoặc bột nêm cho vừa miệng rồi tắt bếp.

- Lấy món tôm xào ra dĩa, rắc ít tiêu xay là bạn có đĩa tôm xào thật bắt mắt cho bữa cơm tối rồi.
- Món này có thể chấm với nước tương trộn chút tương ớt sẽ rất hợp.
Nguồn : http://hcm.eva.vn
Read More
// // Leave a Comment

Bò Lagu thơm lừng nóng hổi

Bò lagu nóng sốt ăn kèm với cơm hay bánh mỳ đều rất tuyệt nhất là vào ngày se lạnh.
Nguyên liệu: (cho 4 người ăn)
- 450 gr thịt bò bắp hoặc nạm
- 1 củ hành khô
- 1 củ cà rốt
- 1 nhánh cần tây
- 15g nấm porcini (nếu có)
- 1 thanh quế
- 3 lá đinh hương
- Vài lá húng
- 3 tép tỏi to
- 1 thìa canh nước sốt cà chua
- 250ml/1 cốc rượu vang đỏ
- 400g cà chua
- 1 thìa canh mứt cam
- Rau mùi thái nhỏ
- Muối, tiêu
Cách làm:
Bước 1. Ngâm nấm vào 500ml nước ấm. Vớt ra để ráo, thái nhỏ.
Bước 2. Băm nhỏ cà rốt, cần tây.
Bước 3. Bóc vỏ, băm nhỏ hành.
Bước 4. Bóc tỏi, băm nhỏ.
Bước 5. Ướp thịt bò. Rửa sạch, để thịt bò ráo nước rồi ướp với muối, tiêu vừa ăn.
Bước 6. Cho chảo lên bếp. Đổ vài giọt dầu ô liu. Bật bếp, cho miếng thịt bò lên, trở đều cho khô hai mặt. Khi hai mặt thịt đã chuyển màu nâu, chuyển thịt bò ra đĩa.
Bước 7. Đổ nước nóng vào chảo.
Bật bếp ở nhiệt độ trung bình. Cho thêm hành, cà rốt, cần tây, nấm, quế và đinh hương vào chảo. Đảo đều trong 5 – 10 phút.
Bước 8. Cho vài nhánh húng và tỏi vào nấu thêm vài phút. Sau đó, đổ sốt cà chua vào. Đảo đều đến khi có một hỗn hợp quánh. Cho thêm thanh quế vào chảo.
Bước 9. Đổ rượu vang vào chảo. Hạ nhiệt độ, đảo đều. Thêm nước sốt cà chua. Sau vài phút, đổ toàn bộ hỗn hợp đó vào một chiếc nồi lớn. Cho nồi lên bếp, đun lửa nhỏ trong 15 – 20 phút.
Bước 10. Cho thịt bò vào nồi.
Bước 11. Nêm thêm muối, tiêu, sốt cam…Rắc thêm rau mùi và lấy ra thưởng thức với bánh mỳ, khoai tây.
Read More